Nhiên liệu sinh khối là gì? Ứng dụng thực tế trong cuộc sống

Tin tức

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch, bền vững là một ưu tiên hàng đầu. Nhiên liệu sinh khối, với nguồn gốc từ các vật liệu hữu cơ tự nhiên, không chỉ góp phần giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà còn mang đến những ứng dụng đa dạng, phục vụ trực tiếp cho cuộc sống hàng ngày. 

Nhiên liệu sinh khối là gì?

Nhiên liệu sinh khối, hay Biomass, là các loại vật liệu sinh học có nguồn gốc từ thực vật và sinh vật, như phế phẩm từ nông nghiệp và lâm nghiệp (rơm, bã cây, lá khô, vụn gỗ, giấy vụn, etc.). Những loại vật liệu này chứa năng lượng hóa học, được tích trữ qua quá trình quang hợp.
Nhiên liệu sinh khối là gì?

Biomass có thể ở dạng khí, lỏng hoặc rắn, và được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất, thông qua việc đốt cháy để phát sinh năng lượng. Nguồn nhiên liệu này ngày càng được sản xuất dựa trên các nguyên liệu tự nhiên như vỏ trấu, dầu cọ và gỗ, tạo ra năng lượng sạch, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Biomass được coi là một nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, góp phần vào việc cung cấp năng lượng ổn định và bền vững trong tương lai.

Lợi ích trong việc sử dụng nhiên liệu sinh khối

  • Năng lượng sinh khối là giải pháp hiệu quả trong việc hạn chế các tác động xấu đến môi trường, như hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm,... Đây là nguồn năng lượng tái tạo, sạch và thân thiện với môi trường.

Lợi ích trong việc sử dụng nhiên liệu sinh khối

  • Việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sinh khối giúp doanh nghiệp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu hóa thạch. Không chỉ mang lại cơ hội tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, khi doanh nghiệp, mà còn có thể tận dụng những nguồn nhiên liệu sinh khối giá rẻ và sẵn có.

  • Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, năng lượng sinh khối còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp. Đây là một ưu điểm nổi bật của công nghệ này.

  • Năng lượng sinh khối còn góp phần đáng kể trong việc tái sử dụng các loại rác thải, giúp giảm thiểu lượng chất thải thải ra môi trường.

>>> Xem thêm: 5 Giải pháp tiết kiệm năng lượng trong lò hơi

Những nguyên liệu tạo ra nhiên liệu sinh khối

Nhiên liệu Biomass được tạo ra từ các nguồn sau:

  • Gỗ và sản phẩm nông nghiệp: Các nguồn nguyên liệu như gỗ, bã mía, cỏ khô, ngô, cỏ tự nhiên, cây dầu, dầu cọ, rơm, vụn gỗ, giấy,,,,

  • Chất thải rắn: Một số loại rác thải có thể được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiên liệu Biomass, góp phần xử lý rác thải hiệu quả.

  • Khí sinh học: Quá trình xử lý các chất thải công nghiệp, nước thải bằng bể xử lý ở nhiệt độ thích hợp có thể tạo ra khí dùng làm nhiên liệu sinh khối.

Ứng dụng của nhiên liệu sinh khối trong cuộc sống

Nhiên liệu sinh khối đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, góp phần phát triển sản xuất và cải thiện chất lượng cuộc sống. Cụ thể:

  • Trong sản xuất: Nhiên liệu sinh khối được sử dụng làm nhiên liệu đốt cho lò hơi, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

  • Trong đời sống: Được chuyển đổi thành nhiên liệu lỏng, cung cấp năng lượng trực tiếp cho động cơ đốt trong và các hoạt động quy mô nhỏ.

Ứng dụng của nhiên liệu sinh khối trong cuộc sống

Tại sao nhiên liệu sinh khối được coi là nhiên liệu tái tạo?

Sự tích tụ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Khi sử dụng nhiên liệu sinh khối (biomass) một cách bền vững để thay thế nhiên liệu hóa thạch, chúng ta sẽ giảm thiểu đáng kể lượng CO2 gia tăng trong khí quyển.

Điều này là do việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ lấy cacbon từ lòng đất (như dầu mỏ, khí đốt và than đá) và chuyển nó vào khí quyển dưới dạng CO2. Tuy nhiên, khi sử dụng biomass (như gỗ tái chế), chúng ta chỉ đang đốt cacbon có sẵn trong chu trình cacbon tự nhiên, do đó không làm tăng thêm lượng CO2 mới vào khí quyển, miễn là nguồn cung cấp biomass được quản lý và khai thác một cách bền vững.
Tại sao nhiên liệu sinh khối được coi là nhiên liệu tái tạo?

Hầu hết biomass được tạo ra trong vòng đời trung bình của con người, vì vậy chúng được coi là một phần chủ động của chu trình carbon toàn cầu - quá trình vận chuyển carbon dưới nhiều dạng khác nhau trong các hệ thống tự nhiên của Trái Đất. Thực vật hấp thụ đáng kể CO2 thông qua quá trình quang hợp, sau đó được thải ra trong quá trình phân hủy. Việc sử dụng biomass một cách bền vững sẽ kích thích sự phát triển của nguồn gỗ thay thế.

Một phần lớn biomass được đốt để sản xuất năng lượng là phế phẩm từ ngành sản xuất lâm sản, chẳng hạn như chất thải từ xưởng cưa. Nếu không được sử dụng, những phế phẩm này sẽ giải phóng CO2 và metan (một loại khí nhà kính mạnh hơn CO2) trong quá trình phân hủy. Do đó, việc sử dụng phế phẩm sinh khối để sản xuất năng lượng sẽ vừa giảm thiểu phát thải khí metan, vừa thay thế nhiên liệu hóa thạch mà không đóng góp thêm CO2 vào khí quyển.
>>> Xem thêm: Lợi ích của việc kiểm soát khí CO, NO2 trong bãi giữ xe tầng hầm

Đánh giá bài viết

back top