Dung môi hữu cơ

Tin tức

Dung môi hữu cơ được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Tùy vào mục đích sử dụng người ta sẽ lựa chọn những loại dung môi phù hợp. Bài viết sau đây chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những loại dung môi hữu cơ được sử dụng nhiều nhất hiện nay và các lưu ý khi sử dụng dung môi nhằm giúp bạn hiểu sâu và áp dụng đúng cách.

Dung môi hữu cơ là gì?

Dung môi hữu cơ là một loại dung môi trong bảng thành phần của nó có nguyên tố cacbon hữu cơ được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất các loại chất hữu cơ. Dung môi hữu cơ thường tồn tại ở trạng thái lỏng, có loại có màu, có loại không màu trong suốt nhưng hầu hết có đặc điểm chung đều dễ bay hơi gây ảnh hưởng lớn đến hệ hô hấp của con người nếu như hít phải.
Dung môi hữu cơ
Dung môi hữu cơ có khả năng hòa tan nhiều hợp chất như mỡ, vải sợi, vecni, cao su, lau sạch dầu ở mọi phương tiện giao thông,…

Có những loại dung môi hữu cơ nào?

Người ta có thể chia dung môi hữu cơ dựa theo tính chất vật lý của nó thành 2 loại chính:
    – Dung môi phân cực
    – Dung môi không phân cực
Nếu như dựa vào công dụng của các loại dung môi hữu cơ để phân loại, người ta có thể phân loại nó theo tác dụng: dung môi hữu cơ có tính chất làm khô, pha loãng, điều chế nước hoa, tẩy rửa…

3 loại dung môi hữu cơ phổ biến nhất

Dung môi Perchloroethylene

Dung môi Perchoroethylene là loại được coi là cao cấp nhất hiện nay, có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản. Dung môi Perchoroethylene được tạo nên  từ 2 nguyên tố C kết hợp 4 nguyên tố Cl có tên là Tetrachloroethene, viết tắt là PCE. 

PCE tồn tại dưới trạng thái chất lỏng, không màu, trong suốt, có mùi hương dịu nhẹ giống mùi Chloroform. Dung môi hữu cơ PCE có đặc tính là dễ dàng bay hơi nhưng lại  không dễ cháy, được sử dụng rộng rãi trong ngành giặt khô. Hơn nữa, với đặc tính bay hơi nhanh, dung môi hữu cơ PCE có thể dễ dàng đánh bay các vết bẩn dầu mỡ và xử lý gọn gàng các vết sơn dính trên kim loại. Vì thế, đây là loại dung môi hữu cơ có nhiều lợi ích  với những người thợ sửa chữa xe máy, ô tô, các phương tiện giao thông khác với mục đích làm sạch nhanh chóng.

Dung môi Nonyl Phenol Ethoxylate

Dung môi Nonyl Phenol Ethoxylate được tạo thành từ các nguyên tố hóa học là C, H, O tồn tại dưới trạng thái chất lỏng nhớt, có màu vàng và mùi giống như phenolic. 
Loại dung môi này tan trong nước đến một độ nhất định nhưng lại tan vô hạn trong rượu.
Dung môi Nonyl phenol có đặc tính tẩy rửa dầu mỡ rất mạnh, được ứng dụng trong sản xuất xà phòng, các loại tẩy rửa khác. Ngoài ra, dung môi này dùng để đánh bóng nhiều đồ vật như gỗ, nhựa hay các đồ gia dụng, đem đến một diện mạo tươi mới hơn cho các đồ vật.
Dung môi hữu cơ

Dung môi Hexan

Công thức hóa học của dung môi này là C6H14 là một hợp chất hữu cơ nằm trong nhóm ankan và liên kết giữa các gốc là các liên kết đơn.
Dung môi Hexan trong tự nhiên tồn tại ở trạng thái chất lỏng trong suốt, có mùi thơm của xăng. 
Dung môi hexan có thể sử dụng làm chất kết dính, keo dán cho các sản phẩm thuộc chất liệu da như giày dép, áo da,… Hexan cũng mang đặc tính tẩy rửa mạnh nên nó cũng được dùng để sử dụng tẩy dầu mỡ cho các sản phẩm dệt may, sơn. 
Dung môi hexan làm hòa loãng cao su nhằm tạo hình dễ dàng hơn bởi quá trình khô và tốc độ bay hơi của hexan rất nhanh, thuận tiện để tạo hình sản phẩm.
Dung môi hữu cơ

Dung môi hữu cơ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không?

Dung môi hữu cơ được con người sử dụng nhiều trong đời sống nhưng cũng có rất nhiều những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. 

Khi bạn tiếp xúc một thời gian dài với các loại dung môi, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc hệ thống thần kinh, tổn thương da, nội tạng như: gan, thận, tim, phổi,… ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. 
Dung môi hữu cơ
Nhiều loại dung môi hữu cơ gây ảnh hưởng tổn thương niêm mạc mũi, miệng, đường hô hấp dẫn đến khó thở, suy hô hấp do tổn thương thực thể hệ thống hô hấp. Một số dung môi như aceton, trong trường hợp nhiễm quá mức, bạn có thể sẽ bị độc thần kinh gây mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, diễn biến nặng dẫn đến hôn mê. 

Khi ngấm vào cơ thể, các loại dung môi này sẽ chuyển hóa ở gan, thận tạo ra rất nhiều các chất độc nguy hiểm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Các biện pháp chống nhiễm độc dung môi hữu cơ

  • Khi sử dụng các loại dung môi, bạn nên trang bị đầy đủ những đồ bảo hộ nhằm bảo đảm an toàn cơ thể. Bạn nên sử dụng quần áo bảo hộ chuyên dụng, đi găng tay, đeo kính và đeo khẩu trang khi làm việc. 
  • Các bình chứa dung môi nên được đậy nắp thật chặt và kín, tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ vì hầu hết các dung môi rất dễ cháy nổ.
  • Sau khi sử dụng dung môi, bạn nên có biện pháp xử lý chất thải, tránh thải trực tiếp ra môi trường gây hậu quả ô nhiễm nặng nề.

Trên đây là một vài chia sẻ về những lưu ý khi sử dụng dung môi hữu cơ và các loại dung môi phổ biến của Đình Hải. Rất mong rằng, qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm bổ ích.
Xem thêm :
>>> Tất tần tật về hoá chất 
>>> Phân loại dung môi 
 

Đánh giá bài viết

back top